339 lượt xem

“Bẫy” nào thường gặp ở đề thi môn Hóa trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?

Môn Hóa học là môn thi được gài vào rất nhiều “cạm bẫy”. Do đó nếu không chú ý để nhanh trí giải các câu hỏi đánh đố này thì các thí sinh rất dễ bị “sập bẫy” và mất điểm.

“Bẫy” nào thường gặp ở đề thi môn Hóa trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?

“Bẫy” nào thường gặp ở đề thi môn Hóa trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?

Để giúp các thí sinh có hướng học tập và ôn luyện môn Hóa học phù hợp, đồng thời tránh được các “cạm bẫy” đề thi thì ban tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã chỉ ra một số bẫy thường gặp trong các dạng đề hóa học như sau:

Bẫy về kiến thức lý thuyết

Bẫy về kiến thức lý thuyết được xem là một trong những cạm bẫy quan trọng và vô cùng thường gặp trong đề thi môn Hóa học. Điển hình như, bẫy phản ứng của sắt đơn chất (Fe) với chất oxy hóa mạnh như HNO3, H2SO4 đặc nóng. Nhiều học sinh vội vàng thường kết luận trong trường hợp này Fe sẽ tạo ion Fe3+, nhưng thực tế nếu Fe dư, phản ứng hoàn toàn thì sản phẩm cuối cùng là Fe2+. Hoặc nếu các chất đều hết, có thể tạo cả hai dạng ion sắt. Do đó, các thí sinh cần đặc biệt chú ý để không bị mất điểm oan.

Bẫy về ngôn ngữ của đề

Một trong những bài tập điển hình hay gặp nhất khiến thí sinh dễ nhầm lẫn nhất có thể kể đến bài toán: Xà phòng hóa hết a gam etylaxetat bằng 120ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch được 18 gam chất rắn. Tìm giá trị của a?

Nếu hiểu không kỹ, thí sinh sẽ dễ làm đề là lượng NaOH phản ứng vừa đủ rồi tính theo số mol của NaOH ban đầu, hoặc tưởng rằng 18 gam chất rắn là muối natri axetat rồi tính theo số mol của muối. Thực chất ở đây chỉ este hết còn NaOH có thể còn dư và chất rắn có thể chứa NaOH. Bởi vậy, thí sinh cần đặt ẩn số cho số mol của este, lập phương trình phản ứng xà phòng hóa và giải theo số mol của este. Điều mấu chốt mà thí sinh cần rút ra khi làm bài toán này chính là đọc kỹ đề, suy nghĩ kỹ đề để hiểu rõ ngôn ngữ trong đề.

Bẫy ở dạng bài vận dụng cao

Bẫy ở dạng bài vận dụng cao thí sinh cần chuẩn bị kỹ năng suy luận, phán đoán bằng cách luyện tập thật nhiều đề vận dụng cao. Ở những bài tập có sự hiện diện của 3 kim loại Mg , Al , Zn tác dụng với HNO3 hoặc H+ và NO3 –, do tính khử tương đối mạnh của những kim loại này nên khả năng xuất hiện NH4NO3 là rất cao (99,99% trong các bài tập hiện nay).

Trừ khi đề bài cho thêm dữ kiện chất khí nào là sản phẩm khử duy nhất của N+5, nếu không các thí sinh phải hết sức cảnh giác có sự xuất hiện của NH4NO3. Đây chính là bẫy của rất nhiều bài toán, nếu học sinh bỏ qua vấn đề này sẽ dẫn đến việc áp dụng các định luật bảo toàn đưa kết quả sai như bảo toàn mol electron, bảo toàn điện tích, bảo toàn khối lượng hay bảo toàn nguyên tố.

Trên đây là các cạm bẫy rất dễ gặp trong đề thi môn hóa, các thí sinh cần chú ý để tránh tình trạng mất điểm oan bằng cách đọc kỹ câu hỏi và vận dụng kiến thức tư duy để giải đáp.

Làm sao để đạt điểm cao môn Hóa học trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?

Làm sao để đạt điểm cao môn Hóa học trong Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020?

Theo kinh nghiệm thi Hóa học của các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, ngoài việc nắm rõ cấu trúc thì các cần phải nắm được phương pháp làm bài thi hiệu quả.

  • Học thật kỹ sách giáo khoa cơ bản, không lao vào những bài tập khó cao siêu, tránh học dồn dập gây căng thẳng.
  • Khi đi thi, giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, tự tin.
  • Làm những câu lý thuyết trước rồi mới làm những câu tính toán: Các câu hỏi lý thuyết thường không khó, thí sinh chỉ cần đọc kỹ là có thể trả lời đúng. Trong khi đó, nhiều học sinh có thói quen mân mê các câu khó dẫn tới việc không đủ thời gian làm bài sau.
  • Với những bài tập khó: Nên tóm tắt bài theo sơ đồ, suy luận kỹ rồi giải.

Môn Hóa học là môn thi khó nên ngay từ đầu các thí sinh phải chú ý ôn luyện kiến thức, đồng thời trang bị cho mình kiến thức làm bài hiệu quả.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.edu.vn tổng hợp.